TẠI SAO VỐN NHÂN LỰC LẠI ĐÓNG VAI TRÒ QUAN TRỌNG QUYẾT ĐỊNH VIỆC TĂNG TRƯỞNG CỦA MỘT QUỐC GIA

Mời các bạn theo dõi bài đọc dưới đây!

Theo OECD vốn nhân lực được định nghĩa là: “kiến thức, kỹ năng, năng lực và những thuộc tính tiềm tàng trong mỗi cá nhân, góp phần tạo nên sự thịnh vượng kinh tế, xã hội và của bản thân người ấy”.


Theo cách hiểu của OECD cùng các điều kiện kinh tế xã hội đã và đang biến động ta dễ dàng nhận thấy vốn nhân lực đang và sẽ trở thành một đòn bẩy kinh tế quan trọng hơn bao giờ hết bởi những lí do sau:

Thứ nhất, sự phát triển vượt bậc của khoa học, kỹ thuật khiến những cỗ máy sản xuất truyền thống dần bị xóa bỏ và thay thế bằng những dây chuyền máy móc hiện đại. Do đó nếu trước kia, sản xuất phụ thuộc vào cơ bắp, người ta không chú trọng đến việc anh học giỏi đến mức nào, chỉ cần anh có sức khỏe là được thì ở giai đoạn công nghiệp hóa, với dây chuyền sản xuất hiện đại, nhân công cần có kiến thức để hiểu việc mình đang làm, để có thể vận hành máy móc, hoặc để khắc phục sự cố nơi công xưởng. Thậm chí trong tương lai, khi tất đều được thay thế bằng robot thì người ta vẫn cần những cái đầu vĩ đại để tạo ra những con robot tốt hơn nhằm tăng gia sản xuất. Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ trong một tổ chức nếu các cá nhân càng có năng lực thì khả năng tạo ra sự cải tiến, sự sáng tạo trong sản xuất càng cao.

Thứ hai sự toàn cầu hoá kinh tế, dẫn theo sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vựơt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất. Do đó sẽ có sự chuyển giao và hợp tác về khoa học kĩ thuật, điều này đòi hỏi trình độ, năng lực
của nguồn nhân lực các nước phải ngang bằng nhau để dễ dàng làm việc chung. Vì vậy, vốn con người là nhân tố quyết định trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế.



Thứ ba, sự khan hiếm tài nguyên thiên nhiên đồng thời ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách và nan giải của toàn cầu. Vì vậy chỉ có các nguồn năng lượng mới thân thiện với môi trường kết hợp cùng phương pháp, kĩ thuật sản xuất hiện đại, hạn chế chất thải công nghiệp mới làm giảm áp lực tới môi trường. Mà những điều này chỉ có được khi người lao động có trình độ cao, năng lực tốt, sáng tạo...

Chính vì những lẽ trên chúng ta thừa nhận rằng kỹ năng và trí tuệ - nguồn vốn nhân lực xứng đáng là đối tượng ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế đất nước, là nhân tố quan trọng và quyết định tăng trưởng kinh tế của mỗi nước cũng như toàn thế giới.

#thedapo
#kinhte
#tangtruong
#vonconnguoi

Post a Comment

Previous Post Next Post