Cách ứng xử của cha mẹ khi con hay nói dối là điều vô cùng quan trọng mà bố mẹ cũng cần phải học. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, nó phản ánh nhận thức, suy nghĩ của bé về bố mẹ, những người xung quanh và môi trường sống hàng ngày.
Thứ nhất: Bố mẹ cần làm gương cho trẻ
Nhiều trẻ có suy nghĩ nói dối là một việc hết sức bình thường bởi " Con thấy bố mẹ cũng nói dối mà có sao đâu ". Vì thế, để trẻ không nói dối thì bố mẹ hãy là người đầu tiên cần thực hiện đức tính trung thực để con noi theo. Bởi khi còn nhỏ, trẻ luôn học theo những điều người lớn làm, do đó bố mẹ không được nói dối với chính trẻ hay nói dối trước mặt trẻ.
Thứ hai: Có hình phạt phù hợp khi trẻ nói dối
Khi trẻ nói dối, bố mẹ không chỉ áp dụng việc giải thích, phân tích cho con hiểu mà cần kết hợp thêm hình phạt để trẻ ghi nhớ lâu hơn.. Tuy nhiên, việc sử dụng hình phạt cũng phải phù hợp với tình huống để trẻ không lặp lại tình trạng này nữa.
Một số hình phạt bố mẹ có thể tham khảo đó là :
- Bắt bé đứng khoanh tay trong khoảng 10-20 phút suy nghĩ về lỗi lầm của mình và có lời hứa không tái phạm nữa.
- Bắt trẻ ghi lại những điều mình đã nói dối và hứa không nói dối nữa
Hình phạt tuy nhẹ nhưng răn đe để trẻ khắc sâu vào suy nghĩ không nói dối nữa. Bạn không nên dùng những hình phạt quá nặng bởi chúng có thể gây nên những tác dụng ngược.
Thứ ba: Hãy giả vờ là mình đã quên lỗi của trẻ
Khi đã nhắc nhở và có hành vi phù hợp cho hành vi mắc lỗi của con, cũng như yêu cầu con hứa không tái phạm thì bố mẹ nên thể hiện lòng tin của mình với con. Bố mẹ có thể giả vờ là mình đã quên lỗi của trẻ, tuyệt đối không nhắc đi nhắc lại và dùng nó để chỉ trích con. Điều này có thể khiến trẻ cảm thấy mặc cảm, sợ hãi và đôi khi mất lòng tin vào bố mẹ.
Thứ tư: Khuyến khích con trung thực
Khi con mắc lỗi, dù đã dùng nhiều cách nhưng con vẫn không nói ra sự thật thì bố mẹ sẽ áp dụng hình phạt nặng với con. Tiếp đó, hãy thỏa thuận với trẻ rằng, khi con mắc lỗi nhưng thành thật thì bố mẹ có thể tha lỗi cho con và con sẽ vẫn được mọi người yêu thương. Còn ngược lại, nếu con còn vẫn tiếp tục nói dối thì sẽ chẳng ai chơi với con nữa.
Bất kì đứa trẻ nào cũng đã từng một lần nói dối, là cha mẹ hãy biết cách dạy con không nói dối để con bỏ ngay tính xấu này, tránh ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách sau này của con. Hy vọng, với những chia sẻ trên, bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm những kinh nghiệm hữu ích trong việc nuôi dạy con.
Nhiều trẻ có suy nghĩ nói dối là một việc hết sức bình thường bởi " Con thấy bố mẹ cũng nói dối mà có sao đâu ". Vì thế, để trẻ không nói dối thì bố mẹ hãy là người đầu tiên cần thực hiện đức tính trung thực để con noi theo. Bởi khi còn nhỏ, trẻ luôn học theo những điều người lớn làm, do đó bố mẹ không được nói dối với chính trẻ hay nói dối trước mặt trẻ.
Thứ hai: Có hình phạt phù hợp khi trẻ nói dối
Khi trẻ nói dối, bố mẹ không chỉ áp dụng việc giải thích, phân tích cho con hiểu mà cần kết hợp thêm hình phạt để trẻ ghi nhớ lâu hơn.. Tuy nhiên, việc sử dụng hình phạt cũng phải phù hợp với tình huống để trẻ không lặp lại tình trạng này nữa.
Một số hình phạt bố mẹ có thể tham khảo đó là :
- Bắt bé đứng khoanh tay trong khoảng 10-20 phút suy nghĩ về lỗi lầm của mình và có lời hứa không tái phạm nữa.
- Bắt trẻ ghi lại những điều mình đã nói dối và hứa không nói dối nữa
Hình phạt tuy nhẹ nhưng răn đe để trẻ khắc sâu vào suy nghĩ không nói dối nữa. Bạn không nên dùng những hình phạt quá nặng bởi chúng có thể gây nên những tác dụng ngược.
Thứ ba: Hãy giả vờ là mình đã quên lỗi của trẻ
Khi đã nhắc nhở và có hành vi phù hợp cho hành vi mắc lỗi của con, cũng như yêu cầu con hứa không tái phạm thì bố mẹ nên thể hiện lòng tin của mình với con. Bố mẹ có thể giả vờ là mình đã quên lỗi của trẻ, tuyệt đối không nhắc đi nhắc lại và dùng nó để chỉ trích con. Điều này có thể khiến trẻ cảm thấy mặc cảm, sợ hãi và đôi khi mất lòng tin vào bố mẹ.
Thứ tư: Khuyến khích con trung thực
Khi con mắc lỗi, dù đã dùng nhiều cách nhưng con vẫn không nói ra sự thật thì bố mẹ sẽ áp dụng hình phạt nặng với con. Tiếp đó, hãy thỏa thuận với trẻ rằng, khi con mắc lỗi nhưng thành thật thì bố mẹ có thể tha lỗi cho con và con sẽ vẫn được mọi người yêu thương. Còn ngược lại, nếu con còn vẫn tiếp tục nói dối thì sẽ chẳng ai chơi với con nữa.
Bất kì đứa trẻ nào cũng đã từng một lần nói dối, là cha mẹ hãy biết cách dạy con không nói dối để con bỏ ngay tính xấu này, tránh ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách sau này của con. Hy vọng, với những chia sẻ trên, bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm những kinh nghiệm hữu ích trong việc nuôi dạy con.
Thanh Thanh | Thedapo.com
Post a Comment