Đây là cuốn sách đánh thức những ấp ủ hoài bão của các bạn trẻ , cuốn sách giúp bạn khẳng định được những ưu nhược điểm, những việc cần và phải làm để thực hiện được ước mơ đó. Cuốn sách được bắt đầu bằng lời kể của chính tác giả, giọng văn chân thật và những trích dẫn hợp lý giúp em khái quát được những gì ông muốn thể hiện trong từng chương. Mặc dù cuốn sách không đề cập nhiều đến kinh doanh song nó giúp em hiểu hơn về tâm lý khách
hàng, tâm lý người tiêu dùng nói chung.

Đầu tiên đó là “ Thói quen chờ đợi sẽ ăn mòn sự tự tin, hy vọng và hứng khởi của bạn, bạn chỉ có thể tiếp tục chờ đợi mà thôi”.

Thật vậy, trong lời nói này tác giả phân tích và đưa ra những lý luận hợp lý vô cùng, chờ đợi chỉ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, nản trí và không có chí tiến thủ, chờ đợi người khác làm rồi sau đó copy, đây là những việc điển hình của giới trẻ hiện nay, thói quen ăn sẵn, thói quen chờ đợi làm ì trị tư duy và không phát triển được bản thân.

Hai là “ Đừng cho rằng bắt đầu thay đổi từ bản thân là điều dễ dàng, đừng quên chúng ta đang nhấn mạnh tới: trở nên xuất sắc nhất mà bản thân có thể.

Điều đó có nghĩa bạn đừng bảo thủ mà trên cơ sở đó phải không ngừng tiến thủ, tiến bộ từng chút một , từ đó mới hoàn thiện được bản thân” trong câu nói này tác giả còn trích dẫn một mẩu truyện nhỏ, người cha thường đưa con đến tang lễ, nói với cậu bé bản thân muốn cuộc đời như thế nào phải thực sự nỗ lực bởi vì sau khi ta chết không biết người khác sẽ phát xét cuộc đời ta như thế nào, phải thật nỗ lực để không thấy hổ thẹn với cuộc đời này.

Ba là không phải lúc nào cố gắng cũng thành công , nhưng đằng sau mỗi thành công đều cần đến sự cố gắng nỗ lực. Đây là một mệnh đề mà sự bất công không thể nào xoay chuyển và bản thân nó chính là điều cân bằng nhất.

Thật vậy, chúng ta không cố gắng sao biết sẽ có thành công, những người sợ thất bại sẽ không bao giờ biết mình sẽ cố gắng được đến bao nhiêu và mình có thể thành công được bao nhiêu. Cố gắng là không thừa nếu bạn có niềm tin vào bản thân. Đây là những điều mà cuốn sách đã đánh thức được trong tiềm thức của mỗi người.

Hãy có 1 niềm tin mãnh liệt vào bản thân mỗi khi bạn có bất cứ một quyết định nào, đây là điều nên và cần để đạt được thành công nào đó trong tương lai.


Bốn là lắng nghe khiến bạn thu hoạch nhiều hơn. Tác giả có trích dẫn một mẩu truyện nhỏ về những người bạn của mình , trong đó theo lí luận của Carnegce thì lắng nghe có 5 cấp độ khác nhau và không phải ai cũng có đủ cả 5 cấp đó.

1. Cấp đầu tiên là thờ ơ lắng nghe, tức nghĩa là không quan tâm, không tập trung.

2. Cấp thứ 2 là giả vờ nghe, ở cấp này người nghe thể hiện ra là có nghe nhưng thực chất là không để tâm.

3. Cấp thứ 3 là nghe có tính chọn lựa, ở cấp này người nghe có nghe nhưng sẽ chỉ nghe những gì họ muốn mà không
phải tất cả .

4. Cấp thứ 4 là lắng nghe , tích cực đặt bản thân vào vị trí của người đối diện , cho thấy mặt tích cực. Cấp cuối cùng là nghe 1 cách chuyên nghiệp, ở đây người nghe không chỉ nghe thông thường mà còn tư vấn đưa ra lời khuyên cho người đối diện.

Lắng nghe chưa bao giờ là đủ, là thừa hay là đơn giản , học cách lắng nghe bản thân và lắng nghe người khác sẽ giúp mình học hỏi và tìm kiếm được những góc khuất của bản thân.

Thanh Thanh | Thedapo.com

Post a Comment

Previous Post Next Post