Mục tiêu của Giáo Dục là gì, đích đến của Giáo Dục là gì? Chúng ta đang muốn thay đổi giáo dục Việt Nam thì chúng ta cần có một Triết lý về Giáo Dục. Triết lý giáo dục sẽ trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động giáo dục, từ xác định mục tiêu, phương pháp giảng dạy, giáo viên, đến xây dựng cơ sở vật chất, văn hóa học đường. Vấn đề về quản trị và điều hành đều chịu sự định hướng và chi phối của triết lý chung.

Nhưng Triết lý giáo dục ấy sẽ là gì? Có nhiều ý kiến khác nhau, trong đó đáng chú ý nhất là quan niệm nêu lên mục tiêu giáo dục hướng tới việc hình thành những con người tự do, Tự do, tự lập, tự trọng có óc sáng tạo.

Cũng đã có nhiều quan điểm (hay triết lý) giáo dục từng được nói lên nhưng trong thực tế hệ thống giáo dục Việt Nam ta không nhằm đào tạo ra những con người được phát triển toàn diện với đầy đủ phẩm giá: có nhân cách, và có khả năng tư duy phê phán độc lập, sáng tạo. Nền giáo dục này đang thực hành kiểu nhồi nhét học thuộc và khuyến khích sự thụ động, khuôn sáo và tinh thần khoa cử. Chúng ta đi ngược với triết lý Giáo dục nhân bản của Thế Giới văn minh.

Chúng ta có một hệ thống quản lý tập trung quá mức. Giáo dục hiện tại mất quyền tự chủ. Từ hệ thống mầm non đến Đại Học, thậm chí ngay cả những môi trường giáo dục tư nhân ngoài điều không có Tự do, khi không có tự do chúng ta mất đi, sự sáng tạo, sự dân chủ, mà điều này trái hẳn với triết lý Dân chủ giáo dục của nền văn minh hiện đại.

Chúng ta cần một cuộc cách mạng trong giáo dục, cách mạng một cách triệt để. Một cuộc cải cách toàn diện và triệt để. Như thế mới có thể chấn hưng lại nền giáo dục nước nhà được.

Post a Comment

Previous Post Next Post