Vậy là cũng đã ngót ngét 3 năm từ ngày mình làm “ bổn đạo mới “ hay chính là gia nhập ngôi nhà Công Giáo. Thật sự mà nói trước khi biết ông xa mình, mình cũng đã được những người bạn mình là người Công Giáo dẫn đi nhà thờ và dạy Kinh Thánh, tập hát các kiểu. Nhưng mình chỉ thực sự quan tâm khi biết chồng mình, khi những cách anh ấy thực hiện niềm tin và nhờ niềm tin đó mà anh ấy và mình từng bước vượt qua những khó khăn cuộc sống và những bài học Công Giáo đơn giản, hài hước của anh ấy. Tất cả những thứ đó, khác rất nhiều với những gì người bên ngoài hay rèm pha là khi vào Đạo Công Giáo la bỏ nguồn cội ông bà tổ tiên. Khoảng thời gian ở nhà chồng không nhiều, chỉ khoảng 2 năm nhưng qua những buổi lễ hàng tuần, những giờ đọc kinh khấn nguyện cho ông bà tổ tiên, rồi cuộc sống đời thường của người Công Giáo mình được trải nghiệm hàng ngày thì mình thật sự có thể nói rằng đạo Công Giáo là Đạo Yêu Thương.


Từ cái cách mà Đạo Công Giáo dậy người ta phải yêu thương con người ra sao, dậy cách phải tha thứ như thế nào và đặc biệt là dạy con người ta phải biết giữ đạo hiếu, chẳng thế mà Đạo Công Giáo dành hẳn ra 1 tháng 11 để cầu nguyện tưởng nhớ thân hữu và làm công tác báo hiếu. Họ cầu nguyện cho những linh hồn đã khuất, mong sao họ được sớm lên thiên đường hay bên Đạo Phật còn gọi là “ siêu thoát “. Thông qua lời cầu nguyện họ tương nhớ về những người đã mất, và cũng là nhìn nhận lại bản thân mình. Từ đó họ biết được trách nhiệm của mình là gì khi đang tận hưởng cuộc sống này. Kinh Thánh còn có câu: “Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ, theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa : Để ngươi được hạnh phúc và trường thọ trên mặt đất này”. Vậy nên người Công giáo luôn cố gắng là người là người có hiếu, có trách nhiệm chăm sóc ông bà cha mẹ khi các ngài còn sống rồi khi các ngài qua đời thì phải lo lắng giữ gìn chăm sóc mộ phần đàng hoàng, thường xuyên cầu nguyện xin kinh, xin lễ cho ông bà tổ tiên và những người đã khuất.

Chẳng phải đâu xa mấy ngày nay vụ 39 người mất trong container làm mình rất bận lòng và hình ảnh khiến mình thấy ấm áp phần nào cũng là hình ảnh những công dân Anh họ lặng lẽ cúi đầu mà cầu nguyện cho những người xa lạ đã mất trên quê hương họ. Họ không quan tâm người mất đó là ai? Từ đâu đến? Đến mục đích gì? Cái mà họ quan tâm đó là sự thương cảm, cái tình thương xuất phát từ sâu bên trong của con người với nhau. Những người đã mất họ được tha thứ và siêu thoát đều chỉ trông chờ vào những lời cầu nguyện của những người đang sống. Bởi vậy nên sự gắn kết giữa người đã mất và đang sống rất khăng khít. Những người Công Giáo dù ở đâu? Châu Âu? Hay Châu Á, châu Mỹ hay bất cứ đâu đi chăng nữa cũng đều có chung 1 niềm tin về lời cầu nguyện. Nhất là cầu nguyện cho nhưng người đã khuất.

Nhân vụ 39 người thiệt mạng này và nhân là tháng 11 tháng của các linh hồn mọi người hãy cùng cầu nguyện cho nhưng linh hồn đã mất để họ đươc an nghỉ, được lên thiên đàng!

Chia sẻ từ Lê Thị Chiêm

Post a Comment

Previous Post Next Post