Nghĩ thật buồn cười và xấu hổ…

Suốt tuổi thơ, chúng tôi nhìn nhà thờ trong sự e dè, có phần sợ hãi. Gặp người công giáo mặc áo dài đen đeo tràng hạt và thánh giá đi lễ về là tránh. Tôi nhớ rất rõ, đang đi bộ bên này đường thì lũ trẻ con chúng tôi thì thào chạy ào sang đường bên kia, vì sợ. Trong lớp học các bạn công giáo cũng có phần yếm thế hơn chúng tôi. Lễ Noel là chuyện riêng của người công giáo. Những người ghi trong lý lịch là tôn giáo không, hoặc tôn giáo lương hầu như không quan tâm.

Giờ thì khắp nơi nô nức Noel. Người người nhà nhà, trường học, doanh nghiệp trang trí đón Noel. Tiệc tùng, chúc tụng tưng bừng thâu đêm cả ngoài đời lẫn trên mạng xã hội. Trẻ con háo hức đón quà từ dịch vụ ông già Noel. Người ta hầu như không còn biết đâu là người công giáo, đâu là phần lớn dân số ngoại đạo trong không khí nô nức ấy.

Rõ ràng các tôn giáo khác không có được sự thu hút một cách tự nhiên, tự nguyện như thế. Đạo Công Giáo như thế nào mà có sức ảnh hưởng đến vậy. Và cũng vì sao mà hầu hết các nước văn minh đều là nước tôn thờ Thiên Chúa?

Dưới đây là bức ảnh tỷ lệ phân chia số người đoạt giải Nobel trong lịch sử theo tín ngưỡng của họ. Một sự ngạc nhiên nhưng không bất ngờ là phần lớn 65,4% là người theo đạo Thiên Chúa- Kito hữu. Phật giáo chiếm một tỷ lệ rất nhỏ 1,1 %.


Tưng bừng Noel, mấy ai nhớ lại chuyện xưa và có thấy áy náy gì không?

Thật đáng xấu hổ.

Post a Comment

Previous Post Next Post