Joseph-Nicolas Robert-Fleury, “Galileo Before the Holy Office”

Các sử gia hiện đại xác định rằng các hình ảnh ghê sợ tra tấn, xử tử của Tòa Dị Giáo thì phần lớn là chuyện tưởng tượng được pha chế bởi các đối thủ chính trị của Tây Ban Nha — chính yếu văn sĩ Anh — Tin Lành khuôn đúc nên nhận thức của người Mỹ về những hình ảnh ấy — và sau đó việc bịa đặt về Tòa Dị Giáo do các kẻ thù chính trị của Kitô giáo như Cách mạng Pháp, Công xã Paris, Deism, chủ nghĩa vô thần, Tam điểm...

Các văn sĩ vô thần ngày nay tìm cách phóng đại sự khủng khiếp của các phiên tòa phù thủy. Trong cuốn "The Demon-Haunted World", Carl Sagan viết về các phiên tòa phù thủy ở Âu Châu : "Không ai biết rõ tất cả bao nhiêu người chết—có lẽ hàng trăm ngàn, có lẽ hàng triệu." . Sagan không dẫn chứng các số liệu, và sự kết luận thích hợp nhất là ông "không biết gì cả". Người bạn vô thần thân thiết của ông là Sam Harris, dẫn chứng các nguồn lịch sử mơ hồ cho biết số phù thủy bị thiêu thì ít hơn; khoảng 100,000. Robert Kuttner viết rằng "Tòa Thẩm Tra đem đến sự tra tấn và giết hại hàng triệu người hay hơn.".

Cuốn "The Spanish Inquisition" của nhà sử học Henry Kamen được làm phụ đề cho "A Historical Revision", Kamen nhiều lần cập nhật. Một trong những chương được gọi là "Inventing the Inquisition." Ông muốn nói rằng phần lớn tài liệu rập khuôn ghê rợn về Tòa Dị Giáo thì thực chất là bịa đặt. Kamen khẳng định rõ : "Tòa Dị Giáo chỉ có thẩm quyền phán xét Kitô Hữu." Ý tưởng cho rằng Tòa Dị Giáo nhắm đến người Do Thái là sự tưởng tượng. Những người Do Thái chịu ảnh hưởng của Tòa Dị Giáo là người Do Thái đã cải sang Kitô Giáo. Có một số kha khá những người này khi Vua Ferdinand và Hoàng Hậu Isabella ra một sắc lệnh vào năm 1492 trục xuất người Do Thái khỏi Tây Ban Nha. Cách duy nhất để được ở lại là phải cải sang Kitô giáo. Dĩ nhiên, nhiều Kitô Hữu nghi ngờ rằng một số những "tân tòng" này không phải là Kitô Hữu thực sự. Chính xác thì họ là người Do Thái giả dạng Kitô Hữu. Điều thú vị là sự cáo buộc những người "tân tòng" này lại xuất phát từ người Do Thái khi họ giận dữ thấy người đồng hương của họ từ bỏ Do Thái Giáo. Những người Do Thái này không sợ phải làm chứng trước Tòa Dị Giáo bởi vì họ là người Do Thái nên được miễn trừ khỏi sự tài phán. Kamen cũng nói, chính đại pháp quan tòa dị giáo, Tomás de Torquemada, có dòng máu là người Do Thái.

Các phiên xử của Tòa Dị Giáo, theo Kamen, thường công bằng và khoan dung, nhẹ nhàng hơn các tòa đời, không chỉ ở Tây Ban Nha nhưng còn trên toàn Âu Châu. Thường hình phạt ban ra là một số hình thức sám hối, như ăn chay hoặc lao động công ích. Bao nhiêu người bị hành quyết vì tội lạc giáo bởi Tòa Dị Giáo? Kamen ước lượng khoảng 2,000. Các sử gia đương thời cũng ước lượng từ 1,500 đến 4,000. Những cái chết này thật đáng thương, nhưng chúng ta phải nhớ rằng con số người bị xử tử dị giáo ở Châu Âu kéo dài trong khoảng thời gian 350 năm.

Tương tự là các phiên xử phù thủy ở Salem tại Mỹ cuối thế kỷ 17. Bao nhiêu người bị tử hình trong các phiên tòa đó? Nhiều người thổi phồng lên hàng ngàn, hàng trăm. Thực sự, mười chín người bị tử hình, và một vài người qua đời trong khi đang thụ án tù. Tuy vậy, các phiên xử phù thủy được ghi lại trong sách, phim ảnh, và kịch bản như vở kịch The Crucible của Arthur Miller. Miller muốn dùng các phiên xử Salem như báo trước sự thiệt hại nặng nề của phong trào McCarthy, nhưng ông không biết rằng thí dụ của ông thực sự đã minh chứng ngược lại. Tuy rằng các phiên xử này sai lầm, chúng chỉ gây thiệt hại cho một ít người. Người chết thì ít, nhưng tai tiếng thổi phồng thì rất lớn.

Tòa Dị Giáo chẳng là gì so với những gì các thế lực chủ nghĩa vô thần. Trong vài thập niên qua: Liên Xô, CHND Trung Hoa, Đức quốc xã, Khmer Đỏ...—đã quét sạch dân chúng với con số vô cùng to lớn 100 triệu người, sự nghiên cứu đáng tin cậy mới đây của Jon Halliday và Jung Chang về Mao: The Unknown Story cho rằng chế độ Mao Trạch Đông đã gây ra cái chết cho 70 triệu người.

Chúa Giêsu dạy :
"Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán. Vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy; và anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em…"

“Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng.Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa. Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài. Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm. Ai xin, thì hãy cho; ai muốn vay mượn, thì đừng ngoảnh mặt đi."

Điều này vẫn luôn luôn là tinh thần của Kitô Giáo trước đây, và nó luôn luôn là tinh thần của Kitô Giáo ngày nay. Những lời dạy này vẫn tiếp tục cung cấp một tiêu chuẩn cao quý cho sự sống và phẩm giá con người trong một thế giới mệt mỏi vì chiến tranh, bạo lực và sự vô luân.

Theo Chiến sĩ Chúa Kito

Post a Comment

Previous Post Next Post