“Tôi tự học” là một cuốn sách rất đáng đọc, đọc để hiểu và biết cách học sao cho đúng, “ Tôi tự học" xứng đáng là những viên gạch đầu tiên đặt nền tảng cho việc tự học. Đây là một cuốn sách hay và sẽ giúp ích nhiều cho bất cứ ai muốn phát triển bản thân thông qua việc tự học, tự trau dồi vốn kiến thức sâu, rộng. Tác giả đưa ra những luận điểm xoay quanh việc tự học, được hỗ trợ bởi những dẫn chứng là việc tự học của những vĩ nhân trong lịch sử.
Tóm tắt sơ lược sách:
Chương 1: Tác giả đề cập tới các định nghĩa của việc học.
Thế nào là người học thức?
“Người học thức không phải cần biết thật nhiều, mà cần phải thật biết những gì mình đã biết.”
Học để làm gì?
“Học, là để mưu cầu hạnh phúc, nghĩa là làm cho mình càng ngày càng mới, càng ngày càng cao, càng ngày càng rộng,…”
Thế nào là bậc thiên tài?
“Thiên tài chỉ là một sự nhẫn nại bền bỉ lâu ngày.”
Chương 2: Những yếu tố chính của việc học.
Từ đó đưa ra cho người đọc cái nhìn tổng quan, phân tích đầy đủ và khúc chiết về cá yếu tố giúp cho việc học trở nên sâu sắc và có hiệu quả hơn. Học bề rộng và học bề sâu: Từ cái học tổng quát chúng ta nên đi sâu vào ngành học của mình để công việc thuận lợi giúp ích cho bản thân ta nói riêng và đem lại lợi ích cho xã hội nói chung.
Sự cố gắng: Muốn tiến bộ trong quá trình tự học đòi hỏi người học phải có sự cố gắng. Sự cố gắng dù là nhỏ nhất cũng là điều kiện cho tinh thần, trí não ta tiến bộ. Nếu bản thân luôn cố gắng mà không có phương pháp cũng chẳng khác nào không học trái lại còn làm mụ mị đầu óc, không có lợi gì cho tinh thần. Đọc sách mà có lợi cho tinh thần là khi nào mình biết vận dụng tất cả các năng lực, năng khiếu của mình, nhận thức được rõ ràng những ý kiến sâu thẳm của lòng mình đem ra so sánh với những kiến dị đồng của tác giả, biết trầm ngâm suy nghĩ, làm việc có phương pháp, biết thảo luận đồng cảm với tác giả.
Biết tổ chức sự hiểu biết của mình: Người học thức là người biết tổ chức kiến thức mình tích lũy được một cái biết có cơ sở vũng vàng, rộng rãi. Người có văn hóa cao là người có đầu óc rộng rãi, tinh thần khoáng đạt, họ không lệ thuộc vào một nguyên tắc hay chủ nghĩa nào.
Biết mình: Nên biết tổ chức sự hiểu biết của mình. Người học thức là người biết tổ chức kiến thức mình tích lũy được một cái biết có cơ sở vũng vàng, rộng rãi. Người có văn hóa cao là người có đầu óc rộng rãi, tinh thần khoáng đạt, họ không lệ thuộc vào một nguyên tắc hay chủ nghĩa nào.
Chương 3: Điều kiện thuận lợi cho việc tự học.
Bất cứ việc làm gì, chuyên tâm chú ý tập trung tinh thần là điều kiện để thành công. Muốn có một đầu óc luôn sáng suốt, phải biết tập cho mình thói quen tìm ý chính, biết phân biệt cái gì là yếu điểm, không bao giờ để bản thân bị lôi kéo vào các vấn đề phụ. Ngoài ra chúng ta còn cần dành thời gian, tự tạo cho mình đời sống đơn giản, rèn luyện óc tổng quan, óc tế nhị và óc thán thưởng.
Chương 4: Những phương tiện chính yếu.
Phương pháp tự học hiệu quả có thể rút ngắn con đường kinh nghiệm nhân loại chỉ có đọc sách. Đọc sách là phương tiện cần thiết nhất hiệu quả nhất để đào tạo cho mình cơ sở kiến thức vững chắc. Học bằng sách cần phải chú ý hai điều kiện là: Chỉ đọc sách hay và phải biết cách đọc.
Chương 5: Đọc những gì?
Tác giả đề cập đến những nguồn mà chúng ta nên đọc, phương pháp cụ thể, những điều cần lưu ý khi đọc từng thể loại:
- Đọc tiểu thuyết tâm lý
- Đọc sử
- Đọc báo
Chương 6: Học những gì?
Chúng ta cần phải học viết văn và học dịch văn. Có thực hành hai việc này thường xuyên mới rèn luyện được tư duy, kỹ năng diễn đạt và rèn luyện, tu dưỡng đạo đức tâm hồn, lối sống. “Học làm văn, cần phải học làm người trước hết.”
Video review:
Tóm tắt sơ lược sách:
Chương 1: Tác giả đề cập tới các định nghĩa của việc học.
Thế nào là người học thức?
“Người học thức không phải cần biết thật nhiều, mà cần phải thật biết những gì mình đã biết.”
Học để làm gì?
“Học, là để mưu cầu hạnh phúc, nghĩa là làm cho mình càng ngày càng mới, càng ngày càng cao, càng ngày càng rộng,…”
Thế nào là bậc thiên tài?
“Thiên tài chỉ là một sự nhẫn nại bền bỉ lâu ngày.”
Chương 2: Những yếu tố chính của việc học.
Từ đó đưa ra cho người đọc cái nhìn tổng quan, phân tích đầy đủ và khúc chiết về cá yếu tố giúp cho việc học trở nên sâu sắc và có hiệu quả hơn. Học bề rộng và học bề sâu: Từ cái học tổng quát chúng ta nên đi sâu vào ngành học của mình để công việc thuận lợi giúp ích cho bản thân ta nói riêng và đem lại lợi ích cho xã hội nói chung.
Sự cố gắng: Muốn tiến bộ trong quá trình tự học đòi hỏi người học phải có sự cố gắng. Sự cố gắng dù là nhỏ nhất cũng là điều kiện cho tinh thần, trí não ta tiến bộ. Nếu bản thân luôn cố gắng mà không có phương pháp cũng chẳng khác nào không học trái lại còn làm mụ mị đầu óc, không có lợi gì cho tinh thần. Đọc sách mà có lợi cho tinh thần là khi nào mình biết vận dụng tất cả các năng lực, năng khiếu của mình, nhận thức được rõ ràng những ý kiến sâu thẳm của lòng mình đem ra so sánh với những kiến dị đồng của tác giả, biết trầm ngâm suy nghĩ, làm việc có phương pháp, biết thảo luận đồng cảm với tác giả.
Biết tổ chức sự hiểu biết của mình: Người học thức là người biết tổ chức kiến thức mình tích lũy được một cái biết có cơ sở vũng vàng, rộng rãi. Người có văn hóa cao là người có đầu óc rộng rãi, tinh thần khoáng đạt, họ không lệ thuộc vào một nguyên tắc hay chủ nghĩa nào.
Biết mình: Nên biết tổ chức sự hiểu biết của mình. Người học thức là người biết tổ chức kiến thức mình tích lũy được một cái biết có cơ sở vũng vàng, rộng rãi. Người có văn hóa cao là người có đầu óc rộng rãi, tinh thần khoáng đạt, họ không lệ thuộc vào một nguyên tắc hay chủ nghĩa nào.
Chương 3: Điều kiện thuận lợi cho việc tự học.
Bất cứ việc làm gì, chuyên tâm chú ý tập trung tinh thần là điều kiện để thành công. Muốn có một đầu óc luôn sáng suốt, phải biết tập cho mình thói quen tìm ý chính, biết phân biệt cái gì là yếu điểm, không bao giờ để bản thân bị lôi kéo vào các vấn đề phụ. Ngoài ra chúng ta còn cần dành thời gian, tự tạo cho mình đời sống đơn giản, rèn luyện óc tổng quan, óc tế nhị và óc thán thưởng.
Chương 4: Những phương tiện chính yếu.
Phương pháp tự học hiệu quả có thể rút ngắn con đường kinh nghiệm nhân loại chỉ có đọc sách. Đọc sách là phương tiện cần thiết nhất hiệu quả nhất để đào tạo cho mình cơ sở kiến thức vững chắc. Học bằng sách cần phải chú ý hai điều kiện là: Chỉ đọc sách hay và phải biết cách đọc.
Chương 5: Đọc những gì?
Tác giả đề cập đến những nguồn mà chúng ta nên đọc, phương pháp cụ thể, những điều cần lưu ý khi đọc từng thể loại:
- Đọc tiểu thuyết tâm lý
- Đọc sử
- Đọc báo
Chương 6: Học những gì?
Chúng ta cần phải học viết văn và học dịch văn. Có thực hành hai việc này thường xuyên mới rèn luyện được tư duy, kỹ năng diễn đạt và rèn luyện, tu dưỡng đạo đức tâm hồn, lối sống. “Học làm văn, cần phải học làm người trước hết.”
Chương 7: Ba yếu tố chính để xây dựng một nền văn hoá vững vàng.
Đó là óc khoa học, óc triết học và biết xúc cảm. Óc khoa học cho ta biết chứng minh và lý luận, cho ta nền tảng vững chắc về kiến thức, biết phân biệt phải trái, đúng sai. Óc triết học giúp ta nhìn sự vật sự diện một cách toàn diện hơn, bao trùm từ quá khứ đến tương lai, thấy được mối liên hệ giữa các sự vật, sự việc một cách tổng quan. Có được hai thứ đó nhưng cần phải có xúc cảm, khiến cho ta biết yêu quý con người, yêu quý sự vật sự việc, yêu những cái đẹp, hoá mình vào với thiên nhiên cảnh vật. Từ đó mới dễ thẩm thấu, cảm nhận và đồng cảm.
Chương 8: Một vài nguyên tắc làm việc.
Đến cuối cùng, sau khi đã đưa ra những yếu tố cần thiết, Nguyễn Duy Cần đúc kết lại những nguyên tắc của việc học trong chương cuối, bao gồm 8 nguyên tắc:
- Nguyên tắc thứ nhất là đi từ cái dễ đến cái khó, và phải tin ở sự thành công.
- Nguyên tắc thứ hai để làm việc có hiệu quả là phải làm việc đều đều, không nên để gián đoạn.
- Nguyên tắc thứ ba là bất cứ học môn nào phải khởi đầu bằng những yếu tố đầu tiên của môn học ấy.
- Nguyên tắc thứ tư: Biết lựa chọn
- Nguyên tắc thứ năm là phải biết quý thời giờ làm việc của ta và đặt cho nó thành một kỷ luật.
- Nguyên tắc thứ sáu là biết dùng thời giờ làm việc và tiết kiệm từng phút một.
- Nguyên tắc thứ bảy là hễ làm việc gì thì hãy làm cho hoàn tất, đừng phải trở lại một lần thứ hai.
- Nguyên tắc thứ tám là muốn làm việc cho hiệu quả thì phải có một sức khoẻ dồi dào.
Sách không quá dày, nhưng nội dung mà tác giả đề cập trong cuốn sách khá cô đọng, không tránh khỏi có nhiều bạn từng nói với mình là đọc cảm thấy khó hiểu và trừu tượng. Cá nhân mình đọc cũng chưa thể hiểu sâu sắc toàn bộ cuốn sách. Mình nghĩ là mình sẽ còn phải đọc đi đọc lại rất nhiều lần. Cuốn sách này có thể coi như một cuốn sách hướng dẫn cơ bản về cách chọn sách, cách đọc sách nói riêng và phương pháp học tập nói chung.
Thông qua đó, khiến cho chúng ta hiểu và thực sự thấm thía rằng “ Văn hoá là điều không thể truyền được mà cũng không thể tóm tắt lại được.” Văn hoá tuy không thể truyền được cái hay nhưng có thể khêu gợi và giúp cho người ta đi đến chỗ hay.
Tuy nhiên, tác giả là một người nghiên cứu văn hoá uyên thâm nên nhiều nội dung trong cuốn sách có thể coi là hơi khắt khe và khó mà đạt được đối với những người bình thường như chúng ta.
Có một điểm đáng tiếc là những quyển sách mà tác giả giới thiệu trong “Tôi tự học” hầu hết là sách tiếng Pháp nên khó khăn cho việc tham khảo và tìm đọc của độc giả.
Đó là óc khoa học, óc triết học và biết xúc cảm. Óc khoa học cho ta biết chứng minh và lý luận, cho ta nền tảng vững chắc về kiến thức, biết phân biệt phải trái, đúng sai. Óc triết học giúp ta nhìn sự vật sự diện một cách toàn diện hơn, bao trùm từ quá khứ đến tương lai, thấy được mối liên hệ giữa các sự vật, sự việc một cách tổng quan. Có được hai thứ đó nhưng cần phải có xúc cảm, khiến cho ta biết yêu quý con người, yêu quý sự vật sự việc, yêu những cái đẹp, hoá mình vào với thiên nhiên cảnh vật. Từ đó mới dễ thẩm thấu, cảm nhận và đồng cảm.
Chương 8: Một vài nguyên tắc làm việc.
Đến cuối cùng, sau khi đã đưa ra những yếu tố cần thiết, Nguyễn Duy Cần đúc kết lại những nguyên tắc của việc học trong chương cuối, bao gồm 8 nguyên tắc:
- Nguyên tắc thứ nhất là đi từ cái dễ đến cái khó, và phải tin ở sự thành công.
- Nguyên tắc thứ hai để làm việc có hiệu quả là phải làm việc đều đều, không nên để gián đoạn.
- Nguyên tắc thứ ba là bất cứ học môn nào phải khởi đầu bằng những yếu tố đầu tiên của môn học ấy.
- Nguyên tắc thứ tư: Biết lựa chọn
- Nguyên tắc thứ năm là phải biết quý thời giờ làm việc của ta và đặt cho nó thành một kỷ luật.
- Nguyên tắc thứ sáu là biết dùng thời giờ làm việc và tiết kiệm từng phút một.
- Nguyên tắc thứ bảy là hễ làm việc gì thì hãy làm cho hoàn tất, đừng phải trở lại một lần thứ hai.
- Nguyên tắc thứ tám là muốn làm việc cho hiệu quả thì phải có một sức khoẻ dồi dào.
Sách không quá dày, nhưng nội dung mà tác giả đề cập trong cuốn sách khá cô đọng, không tránh khỏi có nhiều bạn từng nói với mình là đọc cảm thấy khó hiểu và trừu tượng. Cá nhân mình đọc cũng chưa thể hiểu sâu sắc toàn bộ cuốn sách. Mình nghĩ là mình sẽ còn phải đọc đi đọc lại rất nhiều lần. Cuốn sách này có thể coi như một cuốn sách hướng dẫn cơ bản về cách chọn sách, cách đọc sách nói riêng và phương pháp học tập nói chung.
Thông qua đó, khiến cho chúng ta hiểu và thực sự thấm thía rằng “ Văn hoá là điều không thể truyền được mà cũng không thể tóm tắt lại được.” Văn hoá tuy không thể truyền được cái hay nhưng có thể khêu gợi và giúp cho người ta đi đến chỗ hay.
Tuy nhiên, tác giả là một người nghiên cứu văn hoá uyên thâm nên nhiều nội dung trong cuốn sách có thể coi là hơi khắt khe và khó mà đạt được đối với những người bình thường như chúng ta.
Có một điểm đáng tiếc là những quyển sách mà tác giả giới thiệu trong “Tôi tự học” hầu hết là sách tiếng Pháp nên khó khăn cho việc tham khảo và tìm đọc của độc giả.
Video review:
Người Review: Mai Hà
Post a Comment