Trong những ngày thế giới chao đảo vì Chinavirus (COVID-19), nhân loại đang hướng về Hoa Kỳ như một thành trì của hy vọng, một cột mốc của niềm tin, dù bản thân nước này cũng đang đau đầu đối phó với dịch bịnh này. Việc đặt nhiều kỳ vọng ở một quốc gia có nền y học tân tiến và dẫn đầu trong ngành nghiên cứu thuốc và vaccine là điều dễ hiểu.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence, người lãnh đạo đội ngũ chuyên trách phòng chống Covid-19, bao gồm nhiều chuyên gia đầu ngành như lãnh đạo Viện Dị ứng và Bịnh truyền nhiễm Quốc gia – bác sĩ Anthony S. Fauci, nhà nghiên cứu AIDS – bác sĩ Robert R. Redfield, đã nhanh chóng bắt tay vào công việc. Và việc đầu tiên họ làm, là cầu nguyện!
Đối với những người vô thần chỉ tin vào khoa học, coi khoa học là chân lý tuyệt đối, hình ảnh các khoa học gia lừng danh cúi đầu cầu nguyện đơn giản là không thể chấp nhận được! Nó thể hiện một sự mê tín, nó phản ánh một sự bất lực. Dĩ nhiên, Pence và các cộng sự không nghĩ vậy, hay ít ra là các khoa học gia lỗi lạc trong lịch sử nhân loại cũng không nghĩ như vậy. Từ Nicolaus Copernicus tới Blaise Pascal, từ Isaac Newton tới Max Planck, từ Gregor Mendel tới Louis Pasteur... tất cả họ đều để lại cho đời những công trình nghiên cứu vĩ đại, những tuyệt tác khoa học đồ sộ, nhưng ai cũng đều khiêm cung hạ mình trước Đấng tối cao, thừa nhận sự bất toàn của bản thân trước Thiên Chúa toàn năng.
Giữa tâm dịch Chinavirus, không thể không nhớ đến Louis Pasteur, một trong những khoa học gia vĩ đại nhứt trong lịch sử, với những khám phá về vi trùng, tẩy trùng, về tiêm chủng, miễn dịch… Người đặt nền móng cho ngành vi sinh vật học này từng để lại một phát biểu kinh tâm động phách: “Một ít khoa học làm ta xa rời Thiên Chúa; nhưng nhiều khoa học làm ta quay về với Ngài".
Khi tận hưởng những tiện nghi của cuộc sống ngày nay do những thành quả của khoa học mang lại, có bao giờ bạn tự hỏi: "Tại sao những bộ óc vĩ đại như Mendel, Newton, Planck, Pasteur, Gödel,… đều tin vào Đấng Sáng tạo? Tại sao bạn chỉ tin vào khoa học, còn các khoa học gia lại tin vào Thiên Chúa?"
Và trong khi bạn chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng thì đừng nên mạnh miệng kiêu ngạo "chỉ tin vào khoa học", vì nói như Perry Marshall: "Người nào tự phụ tuyên bố “Bạn là người của đức tin, còn tôi là người của khoa học” thì người ấy không hiểu gốc rễ của khoa học hoặc bản chất của tri thức!”
Cho nên, khi một khoa học gia cúi đầu cầu nguyện, đó không phải là một sự mê tín u muội mà là lòng thành kính cầu xin ơn khôn ngoan để khám phá những giới hạn tri thức mà bản thân con người chưa thể hiểu biết tường tận. Đó cũng không phải là sự đầu hàng bất lực mà là niềm mong mỏi chân thành về một sự nâng đỡ để vượt qua những thử thách khoa học đầy chông gai phía trước. Khi sự khiêm nhường được khôi phục, các khám phá và thành tựu sẽ được nâng cao chứ không phải sự kiêu ngạo lố lăng.
Trong tâm thế đó, ở tầm vóc quốc gia, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của lời cầu nguyện, như ông từng nói, "là vũ khí mạnh nhứt trên đời", và hôm nay, Chúa nhựt 15/3, ông kêu gọi toàn nước Mỹ hãy cùng nhau làm điều đó: “Tôi rất vinh dự được công bố ngày Chúa nhựt, 15/3 là Ngày cầu nguyện quốc gia. Trong suốt chiều dài lịch sử, chúng ta là Đất nước luôn hướng tới Thiên Chúa để được bảo vệ và được ban cho sức mạnh trong những thời khắc như thế này. Bất kể các bạn ở đâu, tôi khuyến khích các bạn hãy thành tâm cầu nguyện. Cùng nhau, chúng ta sẽ dễ dàng thắng thế [Coronavirus]!”
Những tín đồ của khoa học toàn năng hay những kẻ ngạo nghễ về sức mạnh vô địch "đánh thắng mọi kẻ thù", "đạp cả thế giới dưới chân mình"... sẽ không tài nào hiểu được tại sao nước Mỹ hùng mạnh, với nhiều nhà lãnh đạo hàng đầu và vô số khoa học gia tài năng, lại khiêm tốn hạ mình trước một Đấng siêu nhiên hư ảo? Chừng nào sự ngạo mạn khoa học còn ngự trị trong tâm trí, sự ngạo nghễ cuồng tín còn lấn át trong tâm hồn, họ sẽ mãi không bao giờ hiểu được điều đó.
God bless America!
Bài được Dapo chia sẻ lại từ Make Christianity Great As Always, bài viết thể hiện góc nhìn riêng của tác giả.
Post a Comment