Chắc chúng ta, ai cũng đã từng than trách câu hỏi bên trên, khi chúng ta gặp một tai nạn, hoặc chứng kiến một thảm họa nào đó. Tại sao Thiên Chúa không can thiệp vào thảm họa?

Vụ Khủng Bố đẫm máu nhất lịch sử nước Mỹ tại toà tháp đôi của Trung Tâm thương mại Thế giới New York ngày 11/09/2001 đã làm 2.996 người bị chết, hơn 6.000 người khác bị thương, ngoài ra còn gây thiệt hại về tài sản và cơ sở hạ tầng ít nhất 10 tỉ đôla và gây tổn thất tổng cộng 3 nghìn tỷ đôla.

Sự kiện 11 tháng 09 năm 2001 vào sáng thứ Ba là một loạt bốn vụ tấn công khủng bố có mục tiêu bởi nhóm khủng bố Hồi giáo al-Qaeda chống lại Hoa Kỳ.

Anne Graham Lotz là con gái của vị mục sư nổi tiếng nước Mỹ, ngài Billy Graham. Sau sự kiện 11/9, Anne được truyền hình Mỹ mời đến phỏng vấn trong một tiết mục buổi sáng.

Người dẫn chương trình hỏi: “Thưa bà, vì sao Đức Chúa lại để cho thảm kịch như vậy phát sinh?”.

Anne đã tinh tế vận dụng trí tuệ sâu sắc của một tín đồ thành kính để nói nên kiến giải của mình, nội dung đại ý như sau:

Tôi tin chắc rằng Đức Chúa cũng giống như chúng ta vậy, đều rất đau lòng vì chuyện này. Tuy nhiên, người Mỹ trong mấy năm trở lại đây đã đuổi Ngài ra khỏi trường học, đánh bật Ngài ra khỏi chính phủ, loại trừ Ngài ra khỏi cuộc sống của chính mình.

Là một tín đồ, tôi tin chắc rằng Ngài chỉ có thể lặng lẽ hiện diện trong cuộc sống của chúng ta. Chính chúng ta đã để Ngài rời đi, giờ đây lại thắc mắc rằng rốt cuộc Ngài đang ở đâu?

Sao chúng ta có thể tự cho mình cái quyền chất vấn Đức Chúa, trách rằng vì sao Ngài không bảo hộ người Mỹ? Thay vì vậy, cớ sao chúng ta không ngoảnh đầu mà nhìn lại lương tâm và vấn đề đạo đức phát sinh trong mấy năm qua?

Vào một năm nào đó, có người đề xuất rằng không được cầu nguyện trong trường học, bởi vì trường học nên trung lập với tôn giáo, trường học không có quyền yêu cầu học sinh phải cầu nguyện.

Chúng ta nói: Được thôi, không thành vấn đề!

Vào một tháng nào đó, chúng ta cảm thấy những điều răn dạy trong Kinh Thánh, như: ‘không được giết người, không được trộm cắp, hãy yêu mến mọi người xung quanh như chính bản thân mình’… đã trở nên lạc hậu, chi bằng hãy đem nó ra khỏi trường học.

Chúng ta nói: Được thôi, không thành vấn đề!

Vào một ngày nào đó, có người nói rằng lòng tự trọng của con trẻ rất mỏng manh, chúng ta không nên áp dụng hình phạt thể xác với chúng.

Chúng ta nói: Được thôi, không thành vấn đề!

Vào một giờ nào đó, có người nói: Thời thế đã khác, thầy cô và nhà trường không được trách phạt học sinh, bởi các em đã gánh chịu quá nhiều áp lực rồi. Vì sợ nếu chọc giận phụ huynh thì báo chí sẽ làm rùm beng lên, vậy nên nhà trường đã không còn dám xử phạt học sinh nữa.

Chúng ta nói: Được thôi, không thành vấn đề!

Lại có người nói: Con trẻ cũng có nhân quyền, chúng có quyền được phẫu thuật phá thai, càng không có trách nhiệm phải báo lại với ba mẹ.

Chúng ta nói: Được thôi, không thành vấn đề!

Có người nói: Thay vì tìm cách lảng tránh giáo dục giới tính, chi bằng hãy chủ động dạy con trẻ sử dụng dụng cụ an toàn. Dẫu sao con trẻ cũng có tính hiếu kỳ, quan hệ tình dục trước hôn nhân có phải chuyện gì to tát lắm đâu?

Chúng ta nói: Được thôi, không thành vấn đề!

Có người nói: Công tác và đời sống riêng tư nên tách hẳn ra, chỉ cần tổng thống có thể làm tốt kinh tế là được rồi, chúng ta sao phải đi quản chuyện riêng tư của người ta? Mỗi người đều có cuộc sống của mình mà!

Chúng ta nói: Được thôi, không thành vấn đề!

Có người nói: Truy cập các trang mạng sắc tình là tự do cá nhân, cho dù là các trang mạng sắc tình dành riêng cho trẻ em thì có làm sao đâu. Đây đều là tự do ngôn luận cá nhân, can hệ gì đến các vị chứ!

Chúng ta nói: Được thôi, không thành vấn đề!

Có người nói: Người hiện đại cần có tư tưởng phóng khoáng, những cảnh sắc tình, bạo lực trong truyền hình và điện ảnh chẳng qua chỉ đang phản ánh hiện thực của xã hội mà thôi.

Chúng ta nói: Được thôi, không thành vấn đề!

Có người nói: Đối với ma túy, cưỡng hiếp, mưu sát, ca từ của quỷ dữ, cũng chẳng qua chỉ là phát tiết tình cảm, giải tỏa áp lực… Cớ sao cứ thích chuyện bé xé ra to làm gì? Muốn làm thì cứ làm thôi, có sao đâu?

Chúng ta nói: Được thôi, không thành vấn đề!

Sau khi chúng ta cho phép thanh niên định ra đủ loại đủ kiểu cái gọi là ‘chế độ xã hội’ như trên, chúng ta lại còn truy hỏi: Tại sao những đứa trẻ thời nay không còn có đạo đức lương tri? Tại sao có những đứa trẻ lại cầm súng giết người? Tại sao có những đứa trẻ chỉ mới 13 tuổi đã làm cha làm mẹ?

Và giờ đây ta lại hỏi: Tại sao thảm kịch 11/9 lại xảy ra?

Đức Chúa có lẽ sẽ trả lời rằng: Này các con! Chính bản thân các con đã không để cho ta bước vào ‘bên trong sinh mệnh của các con’ đấy thôi.

Nếu suy nghĩ sâu xa một chút, chúng ta sẽ dễ dàng phát hiện rằng tất cả những điều này đều là chính tự bản thân chúng ta tạo nên, tự tay chúng ta đã phá hủy hết thảy nền tảng đạo đức mà cha ông ta đã gieo trồng từ bấy lâu nay.

Điều đáng cười nhất là chúng ta đã rời bỏ Đức Chúa, vậy mà giờ đây lại chất vấn Ngài rằng vì sao toàn thế giới đều đang lao xuống cánh cửa địa ngục. Điều đáng cười nhất là chúng ta tin những gì được nói trên báo chí, mà lại hoài nghi những gì được nói đến trong Kinh Thánh.

Điều đáng cười nhất là chúng ta có thể gửi một câu chuyện tục tĩu qua thư điện tử, hơn nữa lại còn nhanh chóng phát tán rộng rãi những thứ hài hước thô thiển ấy. Nhưng hễ chúng ta gửi đi một câu chuyện nào đó liên quan đến Thần thì mọi người lại cảm thấy do dự.

Điều đáng cười nhất là những bài viết dung tục và sắc tình được phát tán tự do trên mạng, trên báo chí và truyền hình. Nhưng những thảo luận công khai hễ có liên quan đến Thần Phật lại bị chính bản thân chúng ta công kích, thậm chí giễu cợt một cách thậm tệ.

Điều đáng cười nhất là khi gửi đi câu chuyện về Thần, chúng ta sẽ không gửi cho nhiều người, bởi không biết được người khác sẽ nhìn mình như thế nào. Điều đáng cười nhất là chúng ta quan tâm cái nhìn của người khác về mình còn hơn cả việc Đức Chúa nhìn nhận chúng ta như thế nào.

Nếu bạn cho rằng những lời trên có ích đối với việc thăng hoa đạo đức xã hội, vậy mong bạn sẽ gửi đến những người xung quanh. Sẽ không có ai biết rằng một lời nói thiện lương sẽ lan tỏa bao xa, mang đến bao nhiêu điều kỳ diệu. Nhưng một khi chúng ta vứt bỏ những điều tốt đẹp, thì xin đừng oán trách cớ sao đạo đức xuống dốc, cớ sao thói đời hủ bại, cớ sao lòng người không còn như xưa…

Post a Comment

Previous Post Next Post