Đọc hiểu là kĩ năng không thể thiếu khi học bất kì một ngôn ngữ nào. Để nắm bắt được nội dung, người học cần trang bị cho mình một vốn từ vựng nhất định. Nhưng đối với người bắt đầu có nền tảng từ vựng chưa tốt, liệu có kỹ thuật nào hỗ trợ khi làm dạng bài này không?
1. Bài đọc hiểu nên làm sau cùng
Trước khi đi vào những bí quyết có thể giúp bạn chinh phục bài đọc hiểu, có một lời khuyên dành cho bạn: bài đọc hiểu làm sau cùng nếu bài thi có những phần khác. Việc làm dạng bài này đầu tiên có thể dẫn tới việc mất quá nhiều thời gian để dịch nghĩa, vốn từ không tốt còn khiến bạn lo lắng, điều này đồng nghĩa với việc thời gian cho các bài khác giảm đi và ảnh hưởng chung tới điểm số.
2. Đọc hướng dẫn đề bài và câu hỏi trước
Việc đọc hiểu yêu cầu của đề bài sẽ giúp bạn biết cách trả lời sao cho hợp lệ và lựa chọn phương pháp làm bài chính xác. Khi đã nắm được yêu cầu của đề, bạn chuyển sang đọc câu hỏi. Nó sẽ giúp bạn xác định rõ ràng cần tìm kiếm thông tin gì trong đoạn để trả lời, tránh việc mất nhiều thời gian đọc những câu không quan trọng.
3. Tìm kiếm đoạn liên quan tới câu hỏi
Dựa vào các câu từ xuất hiện trong câu hỏi, bạn hãy quay trở lại bài đọc và tìm ra những đoạn cũng nhắc tới vấn đề mà câu hỏi nêu ra, từ đó lựa chọn được đáp án. Nói cách khác, đầu tiên cần xác định đích đến và sau đó tìm đường nhanh nhất để tới.
4. Không cần trả lời câu hỏi theo đúng thứ tự
Thực chất là các câu hỏi trong phần thi đọc hiểu cũng không được sắp xếp theo thứ tự các đoạn văn, nên việc chọn trả lời theo tứ tự từ 1 đến hết là sai lầm. Vẫn một nguyên tắc bất bại trong mọi kì thi: dễ làm trước, khó làm sau. Với bài đọc hiểu, bạn nên đi từ chi tiết tới tổng quát: trả lời các câu hỏi về nội dung chi tiết của đoạn, câu hỏi về từ vựng,… rồi chuyển sang câu về nội dung chính của cả bài.
5. Không bối rối khi gặp từ mới
4. Không cần trả lời câu hỏi theo đúng thứ tự
Thực chất là các câu hỏi trong phần thi đọc hiểu cũng không được sắp xếp theo thứ tự các đoạn văn, nên việc chọn trả lời theo tứ tự từ 1 đến hết là sai lầm. Vẫn một nguyên tắc bất bại trong mọi kì thi: dễ làm trước, khó làm sau. Với bài đọc hiểu, bạn nên đi từ chi tiết tới tổng quát: trả lời các câu hỏi về nội dung chi tiết của đoạn, câu hỏi về từ vựng,… rồi chuyển sang câu về nội dung chính của cả bài.
5. Không bối rối khi gặp từ mới
Dù trình độ của bạn đã ở một mức nhất định thì cũng không đảm bảo rằng bạn sẽ không gặp bất kì một từ mới nào trong bài thi. Vì thế, bạn cần bình tĩnh và đoán nghĩa của từ dựa vào chủ đề và ngữ cảnh. Mặc dù cách đoán nghĩa này khá “hên xui” nhưng dù sao vẫn tốt hơn nhiều so với bỏ qua.
6. Bỏ túi kỹ thuật scanning và skimming
Kỹ thuật scanning, hiểu một cách đơn giản là đọc và đi tìm từ khóa. Từ khóa là những từ thể hiện nội dung cần truyền tải của câu, nếu thiếu bất cứ một từ khoá nào sẽ làm nội dung câu không trọn vẹn. Chỉ giữ lại từ khóa và bỏ đi phần còn lại của câu, người ta vẫn có thể hiểu được người viết muốn thể hiện điều gì. Vì thế, khi làm bài, bạn cần xác định từ khóa của cả câu hỏi và đoạn văn để có thể đưa ra được đáp án chính xác. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quên những từ đồng nghĩa của chúng nữa nhé.
Áp dụng kỹ thuật skimming, ở mỗi đoạn văn bạn chỉ cần đọc kĩ câu đầu và cuối vì thông thường chúng chứa thông tin chủ đề của đoạn, các câu ở giữa chỉ bổ sung để làm rõ ý của chủ đề. Nắm được chiến thuật này, bạn đã biết mỗi đoạn muốn truyền tải điều gì và tìm kiếm thông tin dễ dàng hơn.
Chúc bạn thành công và đạt điểm cao với những phương pháp này!
Mai An
6. Bỏ túi kỹ thuật scanning và skimming
Kỹ thuật scanning, hiểu một cách đơn giản là đọc và đi tìm từ khóa. Từ khóa là những từ thể hiện nội dung cần truyền tải của câu, nếu thiếu bất cứ một từ khoá nào sẽ làm nội dung câu không trọn vẹn. Chỉ giữ lại từ khóa và bỏ đi phần còn lại của câu, người ta vẫn có thể hiểu được người viết muốn thể hiện điều gì. Vì thế, khi làm bài, bạn cần xác định từ khóa của cả câu hỏi và đoạn văn để có thể đưa ra được đáp án chính xác. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quên những từ đồng nghĩa của chúng nữa nhé.
Áp dụng kỹ thuật skimming, ở mỗi đoạn văn bạn chỉ cần đọc kĩ câu đầu và cuối vì thông thường chúng chứa thông tin chủ đề của đoạn, các câu ở giữa chỉ bổ sung để làm rõ ý của chủ đề. Nắm được chiến thuật này, bạn đã biết mỗi đoạn muốn truyền tải điều gì và tìm kiếm thông tin dễ dàng hơn.
Chúc bạn thành công và đạt điểm cao với những phương pháp này!
Mai An
Post a Comment