Hiện nay các bạn trẻ hay chia sẻ một cách ngưỡng mộ những người nổi tiếng, thành công nhưng việc học hành dang dở. Họ thường dẫn chứng các câu chuyện như vậy để tranh luận với cha mẹ, bao biện cho việc không muốn học của mình.

Nhưng các em đâu biết rằng, những người bỏ dở việc học mà có sự nghiệp thành công chỉ là con số quá nhỏ. Khi trưởng thành rồi, các em mới nhận ra rằng sự buông thả của tuổi trẻ đã phải đổi lấy cả cuộc đời tầm thường và thấp kém.

Một số trẻ em khi nói đến chuyện học hành là cảm thấy khổ sở, sợ hãi, trốn tránh.

Một nhóm các cô gái không chịu học hành, suốt ngày rong chơi kết bạn với nhau, coi nhau như chị em, và xem như chỉ cần có chị em này là có cả thế giới. Nhóm bạn gái cùng nhau chuyện trò không ngớt về những việc mua sắm trên mạng hay bàn luận về các bộ phim Hàn Quốc.

Và một nhóm con trai chơi bời lêu lổng kết bạn với nhau, coi nhau như anh em, cũng xem như chỉ cần có anh em này là có cả thiên hạ. Nhóm bạn trai rủ nhau trốn học, hút thuốc, chơi game, thậm chí đánh nhau tập thể…

Các em cho rằng lối sống của các em là hợp thời, tuổi trẻ nên phải hưởng thụ như vậy.

Các em xem thường những cô gái không biết trang điểm, không biết ăn mặc, những con mọt sách cả ngày chỉ biết đến sách vở. Còn giễu cợt và châm chọc các học sinh đó là đồ mọt sách, đám đần độn, chỉ biết đến trường.

Nhưng thời thế thay đổi, vài năm sau, thu nhập trong xã hội có khoảng cách lớn, và cũng có một khoảng cách lớn giữa những con mọt sách và nhóm bạn ăn chơi kia.




Một cuộc đối thoại giữa hai cha con đã để lại nhiều suy ngẫm về sự khác biệt giữa học và không học.
***
Cậu con trai hỏi cha của mình là một người nông dân:

Con trai: Sao lại phải đi học hả cha?

Người cha trả lời: Cây trồng 1 năm chỉ có thể làm hàng rào, làm củi đốt. Cây trồng 10 năm có thể làm cầu, làm nhà.
Nếu không đi học, đứa trẻ 7 tuổi có thể chăn dê, chăn bò. Khi trưởng thành thì có thể chăn một đàn dê, đàn bò. Nhưng ngoài việc chăn dê, chăn bò ra thì không biết làm gì khác.

Không học hoặc ít học đều không có mấy tác dụng.

Nếu chỉ học hết tiểu học, ở nông thôn có thể áp dụng một chút kỹ thuật mới để làm nông, ở thành thị có thể làm việc cho các công trường xây dựng, hoặc làm bảo vệ hay buôn bán nhỏ. Những công việc này thì chỉ cần đến trình độ tiểu học.

Nếu tốt nghiệp cấp 2, có thể học vận hành thao tác máy móc thiết bị. Tốt nghiệp cấp 3, học thêm lên một chút để có thể sửa chữa rất nhiều máy móc cơ khí. Tốt nghiệp đại học, anh ta có thể thiết kế những tòa nhà chọc trời, làm cầu, làm đường sắt. Còn nếu tốt nghiệp thạc sĩ, anh ta có thể phát minh, sáng tạo ra rất nhiều thứ.

Cha hỏi: Con đã hiểu chưa?

Con trai trả lời: Con đã hiểu.

Cha lại hỏi: Chăn bò, làm ruộng, làm bảo vệ, có mất mặt không?

Con trai trả lời: Dạ có.

Cha nói: Con trai, họ không ăn trộm, không tranh giành, họ làm việc để kiếm tiền nuôi sống bản thân, con cái và bố mẹ thì không có gì phải mất mặt đâu con.

Càng học nhiều, càng có đóng góp lớn.

Cũng như việc trồng cây, cây nhỏ trồng một năm cũng có ích lợi sử dụng, nhưng giá trị sử dụng không thể bằng cây lớn trồng nhiều năm.

Việc học tập cũng vậy, không học hay ít học, vẫn tạo ra giá trị nhất định cho xã hội, gia đình và bản thân nhưng ở mức thấp, theo đó tương ứng với mức thu nhập cũng sẽ thấp.

Học nhiều, càng đầu tư nhiều thời gian cho việc học, sẽ càng mở ra nhiều cơ hội việc làm và kinh doanh, sức đóng góp, thu nhập và địa vị cũng theo đó mà nhiều hơn, tốt hơn.

***

Buổi nói chuyện đó đã để lại ấn tượng hết sức sâu đậm trong lòng cậu con trai. Từ đó, cậu học hành chăm chỉ mà không cần phải nhắc nhở nặng nhẹ. Cậu đã lựa chọn được con đường tốt nhất cho mình.

Nhiều người khi tuổi trẻ trong độ tuổi học hành thì lại chọn yêu đương, khi có thể chịu đựng áp lực lớn thì lại chọn an nhàn, hưởng thụ.

Tuổi trẻ trôi qua rất nhanh và không bao giờ trở lại. Nhiều bạn trẻ còn đang không ngừng than phiền về bài vở nhiều, bài vở khó, … thì xung quanh chúng ta vẫn có những em ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, đôi bàn chân lạnh cóng, ngồi gặm những mẩu bánh mì, …



Người thành công có nhiều cơ hội lựa chọn, người không thành công chỉ có con đường kiếm sống mưu sinh
Học vấn có thể không mang lại cho chúng ta sự giàu sang nhưng sẽ mang lại cho chúng ta rất nhiều cơ hội. Có bạn sẽ hỏi: “Nếu tôi cố gắng từ bây giờ thì có kịp không?” Vậy nếu câu trả lời là “không kịp” thì bạn sẽ không cố gắng nữa chăng?

Một số bạn chỉ quan tâm tới “có kịp hay không kịp” mà không tranh thủ thời gian tập trung vào việc học tập nhiều nhất có thể.

Nhưng nếu bạn càng nghĩ ngợi mông lung, càng ôm đồm nhiều việc thì lại càng khó thành công

Nếu chúng ta nhìn việc gì cũng là cơ hội và không muốn từ bỏ, cùng lúc ôm đồm quá nhiều mục tiêu trong khi thời gian, sức lực và khả năng lại có hạn. Chẳng mấy chốc, sức ép khối lượng công việc, bài vở sẽ đè nặng lên đôi vai cho đến khi đuối dần và sụp đổ.

Với mỗi cung đường dài ngắn khác nhau, cần có mục tiêu, định hướng khác nhau. Mỗi cung đường cần xác lập một hướng đi, hướng đi càng rõ ràng, tiến bước càng thuận lợi. Nhưng cho dù với một biểu đồ hiệu quả thì trên đường vẫn luôn còn gặp phải nhiều trở ngại bởi các yếu tố khách quan và chủ quan, cần có quyết tâm mãnh liệt để vượt qua tất cả những trở ngại đó, khi đó cơ hội mới có thể trở thành kết quả như mong muốn.

Khi có thể chịu đựng được áp lực lớn, không nên lựa chọn lối sống an nhàn, hưởng thụ
Này con, nếu con may mắn được số phận an bài cho một cuộc sống tốt đẹp hơn người khác, đừng vì vậy mà thôi không cố gắng.

Nếu số phận buộc con phải chịu trăm ngàn khó khăn, cản trở, cũng đừng vì vậy mà đánh mất tinh thần, suy giảm nghị lực và niềm tin của con.

Khi chán nản muốn buông xuôi, con nhất định nghĩ đến những người đang ngủ muộn hơn con, dậy sớm hơn con, gắng sức chạy hơn con, chắc chắn họ sẽ có nhiều thành công, kết quả tốt đẹp hơn con.

Những người thành công họ thức dậy và theo đuổi mục tiêu từ sáng sớm, đã bỏ con một khoảng cách rất xa rồi, thành công sẽ không trải thảm đỏ cho bất kỳ ai.

Giới trẻ hiện nay hay nghe và tin theo câu chuyện về những doanh nhân thành công đã từng bỏ học để theo đuổi ước mơ của mình. Nhưng lại không biết rằng một cái kết tốt đẹp được tô hồng hơn rất nhiều so với một hành trình dài khó khăn trước khi họ đến được với thành công đó.

Trên thực tế đúng là có rất nhiều cách để khởi nghiệp thành công mà không cần phải đến trường. Nhưng với những bạn trẻ đang trong độ tuổi đến trường, trường học vẫn luôn là nơi trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản, là nơi tạo ra cơ hội, tạo ra các mối quan hệ kinh doanh tiềm năng, là bước đệm hỗ trợ lớn trên chặng đường khởi nghiệp sau này.

Vậy nên, các bạn trẻ, đừng vì vài năm buông thả mà để cả đời thấp kém!
Tâm Kính
Theo Cmoney

1 Comments

  1. Với mỗi cung đường dài ngắn khác nhau, cần có mục tiêu, định hướng khác nhau. Mỗi cung đường cần xác lập một hướng đi, hướng đi càng rõ ràng, tiến bước càng thuận lợi. Nhưng cho dù với một biểu đồ hiệu quả thì trên đường vẫn luôn còn gặp phải nhiều trở ngại bởi các yếu tố khách quan và chủ quan, cần có quyết tâm mãnh liệt để vượt qua tất cả những trở ngại đó, khi đó cơ hội mới có thể trở thành kết quả như mong muốn.

    ReplyDelete

Post a Comment

Previous Post Next Post