Đọc trôi chảy và tự tin một số từ
Sau đây là một vài cách hữu dụng để kéo dài cuộc hội thoại. Thật ra bạn không thực sự cần nhiều từ để làm điều này!
Thể hiện sự thích thú với người đối diện
Bạn không cần nói quá nhiều. Thường thì chỉ cần một từ là đủ để thể hiện rằng bạn đang quan tâm và lắng nghe. Hãy thử nói “Really?” (Vậy à?) với một ngữ điệu cao, “Right” (Đúng thế) hay “Sure” (chắc chắn rồi). Bạn thậm chí có thể cho thấy bạn đang lắng nghe mà không cần dùng tới một từ nào cả chỉ với âm “Mmm” hoặc “Uh-huh” trong ở cổ họng.
I hate watching rubbish on the TV. (Tôi ghét xem mấy thứ vô bổ trên tivi.)
Right. (Phải đấy.)
Sử dụng một cụm từ ngắn để thể hiện cảm xúc của bạn
Ví dụ, “How awful” (Thật kinh khủng!), “Oh no!” (Ôi không!), “You’re joking” (Bạn đang đùa à), “What a pity” (Thật đáng tiếc!) ..
My neighbour had a car accident yesterday. (Hàng xóm của tôi bị tai nạn xe hơi ngày hôm qua.)
Oh no! (Ôi không!)
Yes, but thankfully he wasn’t hurt. (Vâng, nhưng thật may mắn là anh ấy không bị thương)
Mmm. (Ô vậy à.)
Đặt các câu hỏi ngắn
Bạn có thể sử dụng trợ động từ để đặt một câu hỏi ngắn gọn khuyến khích người mình đang nói chuyện cùng tiếp tục đoạn hội thoại, ví dụ như:
We tried out the new Chinese restaurant last night.(Chúng tôi đã thử tới nhà hàng Trung hoa mới vào tối hôm qua)
Did you? (Các bạn á?)
Hoặc là
I’m going to Barbados next week on holiday. (Tôi sẽ đi nghỉ tại Barbados vào tuần tới.)
“Are you? Lucky you!” (Bạn á? Thật là may mắn!)
Hoặc là
It’s snowing again. (Tuyết lại đang rơi)
Is it? (Vậy à?)
4.Nhắc lại điều người khác vừa nói
Hãy sử dụng cách đặc biệt này nếu người đối diện nói điều gì khiến bạn ngạc nhiên.
He won £200 on the lottery. (Anh ấy đã trúng sổ số 200 bảng.)
£200! (200 bảng á!)
I’m going to Barbados next week. (Tôi sẽ tới Barbados vào tuần tới)
Barbados! (Barbados á!)
Một số cách tránh sự yên lặng trong hội thoại
Sau đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn nói điều gì đó – thậm chí ngay cả khi bạn chưa hiểu ý của người kia hoặc không có gì để nói cả.
Nếu bạn không hiểu
“Sorry, I don’t understand.” (Xin lỗi, tôi không hiểu)
“Sorry, could you repeat that?” (Xin lỗi, bạn có thể nhắc lại được không?)
“Sorry? I didn’t get that.” (Xin lỗi, tôi vẫn chưa hiểu)
Nếu bạn không biết từ được dùng trong câu
“I can’t find the word I’m looking for…” (Tôi không thể tìm được từ tôi đang tìm kiếm)
“I’m not sure that this is the right word, but…” (Tôi không chắc rằng đây là từ đúng, nhưng…)
“What I want to say is…” (Điều tôi muốn nói là…)
Nếu bạn không thể tìm được từ ngay lập tức
Bạn không muốn hoàn toàn im lặng nhưng bạn lại đang cần thời gian để tìm được từ.
“Well…” (À, Vâng..)
“OK…” (Được…)
“So…” (Thế thì…)
Bạn cũng có thể tạo các âm thanh như
“Hmmm…”
“Uh-huh”
“Umm…”
Tán thành với người khác
Bạn muốn thể hiện sử tán thành, nhưng bạn không biết phải nói gì.
“Yeah.” (Ừ.)
“Right.” (Phải rồi.)
Thay đổi chủ đề
Mọi người trong cuộc hội thoại đều đã nêu lên ý kiến của họ, và bây giờ bạn muốn nói về một điều gì đó khác đi.
“Anyway,…” (Dù sao thì…)
“Well, as I was saying…” (Vâng, như tôi đã nói…)
“So, back to …” (Vậy thì, trở về với…)
“So, we were saying …” (Vậy là, chúng ta đã nói…)
Nói lại cho rõ
Đôi khi chúng ta nói những điều mà người khác không hiểu, hoặc chúng ta đưa ra các cách biểu hiện sai. Sau đây là một số cách bạn có thể sử dụng để nhắc lại điều gì đó.
“What I meant to say was…” (Điều tôi muốn nói là..)
“Let me rephrase that…” (Để tôi làm rõ điều đó…)
“Let me put this another way…” (Để tôi diễn đạt theo một cách khác…)
“Perhaps I’m not making myself clear…” (Có lẽ tôi cũng chưa rõ…)
Quay trở về lúc bắt đầu
Nếu bạn đang giải thích điều gì đó, và bạn nhận ra rằng người khác không hiểu, bạn có thể sử dụng các cụm từ sau:
“If we go back to the beginning…” (Nếu chúng ta quay trở lại lúc ban đầu…)
“The basic idea is…” (Ý cơ bản là…)
“One way of looking at it is…” (Nhìn một cách khác thì…)
“Another way of looking at it is…” (Theo một cách khác thì…)
Hy vọng bài viết có ích với các bạn!
Thu Hiền (Theo English-at-home)
Post a Comment